Cây Chòi Mòi – Công dụng và cách chăm sóc
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một loại cây Bonsai để chưng trong nhà thì đây chắc chắn là một bài viết bạn đang cần nhất vào thời điểm này. BLog KLPT sẽ giúp mọi người tìm hiểu rõ hơn về loài cây Bonsai Chòi Mòi.
Đặc điểm của cây Chòi Mòi
- Tên việt nam: Chòi mòi, Chu mòi, Cây cơm nguội
- Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn
- Thuộc họ: Diệp Hạ Châu (tên khoa học là Phyllanthaceae)
Cây có gỗ nhỏ cao 3-8m, nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xanh nhạt. Lá có hình bầu dục hay hình thoi hẹp và bầu dục tròn, có nhiều lá hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung.
Hoa: cụm hoa hình chùy gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách xen kẽ với lá thường mọc tập trung ở ngọn cây.
Quả: quả tròn, to 4,5mm hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6
Công dụng của cây Chòi Mòi
Lá và quả cây Chòi được dùng làm rau. La hơi chát và chua, ăn sống hoặc luộc và xào chung với các loại rau khác.
Quả non có vị chua, nên được dùng làm rau ghém, để tăng theo khẩu vị. Người ta còn sử dụng lá cây làm vị chua để nấu canh.
Quả cây có thể ăn chơi khi chín có màu đỏ có vị chua và ngọt nên được trẻ nhỏ và các cô thôn nữ rất thích.
Ngoài ra nhiều gia đình sử dụng trái Chòi Mòi ngâm với rượu để làm rượu vang, làm mứt, làm thức uống thảo dược.
Nhiều gia đình vẫn lựa chọn cây Chòi Mòi làm cây cảnh để chưng trong nhà quanh năm.
Ngoài ra cây còn có vị thuốc bữa được khá nhiều loại bệnh thường xuyên gặp trong đời sống như đau đầu, chóng mặt, điều kinh…
Cách trồng và chăm sóc cây Chòi Mòi
Mỗi cây đều có một cách trồng và chăm sóc khác nhau, cây Chòi Mòi cũng vậy:
Kỹ thuật trồng
Chòi Mòi có thể trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Phương pháp gieo hạt lựa những hạt chắc khỏe gieo xuống đất tưới cho đất ẩm đậy lại bằng khăn. Sau một thời gian từ 20-30 ngày sẽ mọc thành chồi lựa cây nào chắc khỏe bỏ vào chậu và chăm sóc.
Phương pháp chiết cành: lấp vào đất sau đó tưới nước cho ẩm. Cây sẽ mọc thành chồi và bắt đầu phát triển sau vài năm thay chậu mới cho cây.
Cách chăm sóc cây Chòi Mòi
- Đất: đất tơi xốp, dễ thoát nước
- Nhiệt độ và ánh sáng: cây phát triển được trong mọi thời tiết và đặc biệt cây ưa nắng vì thế không nên cho cây vào bóng mát.
- Phân: thường xuyên chăm sóc và bón phân cho cây một năm 1 lần để cây có thể phát triển và ra trái.
Những bài thuốc về cây Chòi Mòi
Tiêu chảy: Dùng vỏ Chòi Mòi và cây van núi, Gáo tròn, mỗi thứ theo tỉ lệ (1:1:1). Cho thêm 600ml nước sôi hãm nước chia ra uống 2-3 lần/ ngày.
Phụ nữ sau khi sinh: vỏ Chòi Mòi và vỏ dứa thơm 5-6cm, rộng 2 đốt tay. Đổ 3 bát nước đun sôi lại còn ⅓ lượng nước uống trong 1-2 giờ.
Đau đầu: Lấy lá Chòi Mòi giã nhuyễn đắp vào thóp trẻ sơ sinh và đầu trẻ bị cảm cúm.
Những hình ảnh đẹp về cây Chòi Mòi
Không chỉ là những công dụng đơn giản mà cây còn chữa được khá nhiều loại bệnh thường gặp hằng ngày trong đời sống. Hãy tạo ngay cho gia đình của mình một cây ngoài trang trí còn và bài thuốc hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cây Cần Thăng – ý nghĩa về sự cần cù, ý chí và cách chăm sóc
The post Cây Chòi Mòi – Công dụng và cách chăm sóc appeared first on Blog cây cảnh KLPT.org - Diễn đàn cây cảnh Việt Nam.
source https://klpt.org/cay-choi-moi-cong-dung-va-cach-cham-soc/
Nhận xét
Đăng nhận xét