Cây Khế, đặc điểm nhận dạng và cách trồng

Ở nước ta, hầu như không ai là không biết đến cây khế. Từ xa xưa, cây khế đã có trong những câu chuyện dân gian như truyện cây khế trả vàng. Hình ảnh cây khế đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Cho đến nay, cây khế vẫn được gìn giữ như một bản sắc riêng và mang đến nhiều vẻ đẹp đặc biệt.

Thông tin về cây Khế

Cây Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola L, thuộc họ Oxalidaceae. Cây có nguồn gốc từ Sri Lanka và và được trồng rất nhiều tại khu vực Đông Nam Á.

thong-tin-ve-cay-khe-klpt

Ở nước ta, cây Khế phát triển mạnh mẽ ở trung và nam bộ. Hầu như trước đây nhà nào cũng có cho mình một cây khế ở trong vườn.

Cây có hai loại là khế ngọt và khế chua. Sở dĩ có sự phân loại này bởi hai cây đều có ngoại hình như nhau, chỉ khác nhau ở vị quả của mỗi câu. Có cây cho quả ngọt và có cây lại cho quả chua.

Đặc điểm của Khế

Khế thuộc họ cây thân gỗ lâu năm. Cây có tuổi đời trung bình lên đến hơn 30 năm và chiều cao có thể lên đến hơn 7m.

Mỗi năm, cây cho quả vào mùa hè, từ tháng 6 cho đến tháng 8. Mỗi lần ra hoa và đơm quả, cây nặng trĩu những quả khế mọng nước.

Quả khế rất đặc biệt, không lẫn vào đâu được. Quả có 5 múi lớn, nếu cắt ngang quả khế bạn sẽ thấy các múi xếp đều đặn tạo thành hình ngôi sao rất đẹp.

dac-diem-cua-khe-klpt

Những quả khế ngọt sau khi hái xuống là có thể ăn được ngay, vị ngọt thanh của quả mang đến cảm giác sảng khoái và thoải mái nhất. Đối với quả của khế chua, vì quả rất chua nên thường được sử dụng để làm gỏi, nấu canh rất ngon.

Không chỉ ngon, ngọt mà quả của khế còn lài bài thuốc trị bệnh dân gian tuyệt vời.

Công dụng bất ngờ từ quả khế

Khế là loại quả có nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như vitamin C, chất xơ, axit hữu cơ. Các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm.

Ăn khế có thể giúp cầm máu, giảm trĩ và hạ sốt.

Lá và cành khế được sắc uống để trị mề đay, lở ngứa do sơn ăn. Hạt của quả được dùng cho lợi sữa, điều kinh và giải độc. Ngoài ra còn có tính an thần nhẹ nữa.

cong-dung-bat-ngo-tu-qua-khe-klpt

Đối với trẻ em, ăn khế rất tốt cho việc điều hòa tiêu hóa và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol lipoprotein (LDL). Tác nhân hàng đầu gây hại cho ruột. Sẽ thật tuyệt vời nếu có một cây khế trong nhà phải không nào.

Nhưng một nhược điểm khá lớn của khế đó là khi cây trưởng thành. Chiều cao khủng và tán lá rộng ảnh hưởng đến nhiều cây khác trong vườn nhà và ảnh hưởng đến cả phong thủy. “Trong nhà không nên có cây cối um tùm gây âm u, tích tụ âm khí”.

Chính vì vậy mà ngày nay, nhiều người đã dần cải tiến, nhân giống khế trồng trong chậu. Cắt giảm tối đa chiều cao của cây và mang đến những chậu cây khế bonsai cảnh tuyệt đẹp.

Cách trồng và chăm sóc cây khế ngọt trong chậu cảnh

Cách trồng khế trong chậu cảnh

Khế sẽ phát triển mạnh mẽ vào mùa hạ nên bạn có thể chọn thời gian từ đầu tháng 6 để trồng cây là hợp lý nhất.

Đất trồng: Nên chọn đất mùn, có độ thoát nước tốt và tơi xốp cao. Độ PH 5.5 – 6.5 là đạt chuẩn nhất. Khi cho đất vào chậu, nên đặt dưới một lớp sỏi đã để tăng khả năng thoát nước trong chậu.

Chọn chậu trồng: Khi trồng cây con, bạn có thể dùng chậu nhựa hoặc chậu tự phân hủy để trồng. Nhưng khi cây đã có mọt chiều cao nhất định (trên 80cm) thì bạn nên thay bằng chậu xi măng kích thước lớn. Nên chọn chậu có đường kính trên dưới 1m để trồng.

Chọn giống: Hãy đến những nhà vườn uy tín để có thể trực tiếp chọn giống phù hợp nha. Ở đây sẽ có những giống cây tự nhiên và cây giâm chiết cành. Bạn có thể chọn giống cây phù hợp để phục vụ cho việc uốn cây sau này.

cach-trong-va-cham-soc-cay-khe-ngot-trong-chau-canh-klpt

Chăm sóc khế ngọt trồng cảnh

  • Ngay khi giâm cành, cần đặt cây ở bóng râm, có độ ẩm cao.
  • Bón phân thường xuyên cho cây, nên cho một ít phân NPK, hòa loãng vào nước rồi tưới ở gốc cây.
  • Tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng.
  • Thường xuyên cắt tỉa lá và cành cho cây.

Sau khi khế đã trưởng thành, việc chăm sóc cây dễ dàng hơn rất nhiều. Lưu ý là mỗi năm nên thay đất một lần cho cây để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong đất.

Không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, khế còn xuất hiện ở những ca khúc hiện đại như “chuyện Cây Khế – Hậu Hoàng” hay những tác phẩm văn học. Hy vọng những chia sẻ ở trên của Blog KLPT sẽ giúp bạn hiểu hơn về cây khế. Từ đó có thể tự tay trồng cho mình một châu khế bonsai cảnh trưng ở nhà.

Xem thêm: Cây Hương Thảo – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

The post Cây Khế, đặc điểm nhận dạng và cách trồng appeared first on Blog cây cảnh KLPT.org - Diễn đàn cây cảnh Việt Nam.



source https://klpt.org/cay-khe-dac-diem-nhan-dang-va-cach-trong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KLPT Blog cây cảnh

Cây mai vàng ký đá – Mai vàng nghệ thuật

Cây sộp – nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa thực tiễn