Cây Thạch Lan và ý nghĩa về sức sống mãnh liệt

Thạch lan là cây cảnh nổi tiếng để trang trí được hội chị em ưa chuộng hiện nay. Việc trồng và chăm sóc cây thạch lan và ý nghĩa của nó cũng được nhiều người quan tâm. Vì vậy, cùng Blog KLPT tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này nhé!

Giới thiệu về cây Thạch Lan

  • Tên thường gọi: Cây thạch lan, cây thạch lan lithops, cây đá sống, cây hoa sỏi.
  • Tên khoa học: Lithopturbuniformis

Cây có nguồn gốc ở Nam Phi, sau này du nhập vào thị trường Việt Nam. Thông thường lá cây sẽ có màu xanh, nhưng ở thạch lan, lá cây có nhiều màu như hồng, xám, nâu, đỏ, xanh,… Điểm vân trên lá nhìn giống não bộ hay những viên sỏi đá đầy màu sắc.

gioi-thieu-ve-cay-thach-lan-klpt

Lá cây đều có một đường dọc ở giữa, tại đó là nơi hoa thạch lan vươn mình lên, khiến nhiều người mê mệt. Hoa thạch lan có màu vàng, trắng, cam,… nhiều cánh nhỏ xòe bung cực đẹp.

Đây là loài cây thân mọng nước thuộc họ sen đá, dễ chăm và sức sống cao. Bởi vậy, cây được nhiều người lựa chọn để trang trí cho bàn học, bàn làm việc hay phòng ốc.

Ý nghĩa của cây thạch lan

Cây biểu tượng của sự bền bỉ, kiên trì trong tình yêu. Thể hiện sức sống mãnh liệt, không ngại gian khó.

Với vẻ ngoài thô ráp của cây nhưng sâu bên trong là những bông hoa xinh đẹp có hương thơm thơm nhẹ nhàng.

y-nghia-cua-cay-thach-lan-klpt

Chậu cây nhỏ xinh dùng để tặng quà cho crush, bạn bè hay người thân đều thể hiện tình cảm chân thành và không ngại khó khăn, thử thách để có được một kết quả tốt nhất.

Cách trồng cây thạch lan cực dễ

Trồng cây thạch lan không hề quá khó, những chị em không có kinh nghiệm trồng cây cũng có thể sở hữu cho mình chậu cây đẹp mắt.

Dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn nên chuẩn bị chậu cây, thùng xốp, khay nhựa,… để trồng cây. Cần đục lỗ phía dưới chậu để nước được thoát đi dễ dàng. Cây sở hữu bộ rễ lớn nên bạn đừng trồng vào những chậu quá nhỏ nhé.

Cây ưa ánh sáng nhẹ, nhiệt độ thích hợp 20 – 25 độ C, nhiệt độ sinh trưởng tốt là 18 – 35 độ C.

cach-trong-cay-thach-lan-cuc-de-klpt

Đất trồng cây cần đủ dinh dưỡng để có thể phát triển tốt. Bạn có thể mua đất trồng tại các tiệm cây cảnh để tiết kiệm thời gian và công sức. Cùng với đó là ít sỏi nhỏ rải lên bề mặt chậu để trang trí cho đẹp mắt.

Loại cây này cũng không cần phân bón nhiều, 1 năm/lần bạn có thể bón 1 ít để cây có thể phát triển tốt hơn.

Tiến hành trồng cây

Thạch lan được trồng chủ yếu bằng hạt giống. Tại các cửa hàng cây cảnh đều có. Ngân hạt giống bằng nước ấm (tỷ lệ 3 sôi : 2 lạnh), ngâm khoảng 2 – 4 tiếng. Gieo hạt dưới lớp đất mỏng khoảng 1cm, gieo cách nhau giữa các hạt khoảng 8 – 10cm. Sau khi gieo xong, thì tưới nước để cây được giữ ẩm.

cach-trong-cay-thach-lan-cuc-de-klpt-1

Khoảng 1 – 2 tuần thì hạt giống sẽ nảy mầm. Khi nào cây cứng cáp thì bạn tách riêng cây vào chậu riêng là được.

Chăm sóc cây thạch lan như thế nào cho đúng?

Khi trồng được cây, chăm sóc là bước quan trọng mà bạn cần quan tâm.

Nước: Cần tưới nước vào khoảng thời gian nhất định. Vào mùa nóng, tưới 3 lần/ngày. Nếu gặp mưa, bạn không nên để cây bị sũng nước quá 5 ngày. Trong mùa đông, bạn có thể không cần tưới cây.

Ánh nắng: Cây cần có ánh nắng để có thể phát triển tươi tốt. Mỗi ngày, bạn có thể cho cây tiếp xúc với nắng 4 – 5h vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

cham-soc-cay-thach-lan-nhu-the-nao-cho-dung-klpt

Cây có tuổi thọ lâu từ 3 – 5 năm nếu bạn chăm sóc cây đúng cách. Bạn không cần phải quá sốt ruột khi thấy cây mãi không ra hoa vì 2 năm là khoảng thời gian cây phát triển mạnh và ra hoa. Đến mùa xuân, bông hoa cũ sẽ héo và chết đi, tiếp tục là những hoa thạch lan mới nở rộ nhanh chóng.

Vừa rồi là những thông tin về cây thạch lan mà Blog Cây Cảnh KLPT đã tổng hợp cho bạn tham khảo rồi đấy! Còn chờ gì mà không sở hữu cho mình một em thạch lan xinh xắn, đáng yêu nhỉ?

The post Cây Thạch Lan và ý nghĩa về sức sống mãnh liệt appeared first on Blog cây cảnh KLPT.org - Diễn đàn cây cảnh Việt Nam.



source https://klpt.org/cay-thach-lan-va-y-nghia-ve-suc-song-manh-liet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KLPT Blog cây cảnh

Cây mai vàng ký đá – Mai vàng nghệ thuật

Cây sộp – nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa thực tiễn