Cây thằn lằn – nguồn gốc và cách chăm sóc
Cây thằn lằn là loại cây dây leo bám tường quen thuộc ở nhiều gia đình. Với sức sống mãnh liệt, vẻ ngoài đẹp mắt và tốn công chăm sóc, nên cây thằn lằn được nhiều người ưa chuộng. Cùng Blog KLPT tìm hiểu về cách chăm sóc cây dễ dàng mà không phải ai cũng biết để bạn tham khảo khi cần nhé!
Giới thiệu về cây thằn lằn
- Tên thường gọi: Cây thằn lằn, thằn lằn bò, cây vảy ốc, cây trâu cổ.
- Tên khoa học: Ficus Pumila
- Họ thực vật: Moraceae (Dâu tằm)
Cây cũng có nhiều giống cây khác nhau như:
- Thằn lằn đất
- Thằn lằn thái
- Cây thằn lằn cẩm thạch
Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, miền nam Nhật Bản. Thân cây thuộc thân bò, bám sát tường và có nhiều nhánh cây. Nếu cây càng có tuổi thọ lâu thì nhánh cây càng nhiều và bò rộng khắp. Trong thân cây có mủ trắng và dính chắc.
Lá cây có màu xanh, lá đơn, mọc so le và kín trên cành. Lá có hình tròn nhỏ, nhìn giống vảy ốc, lông con nhiều nên khá nhám. Chiều dài khoảng 2,5cm và chiều rộng khoảng 1,5cm, gân màu trắng ở giữa, cuống ngắn, sát cành và có màu xanh đậm.
Những cây lâu năm thì mới ra quả và hoa. Quả tròn dài, màu xanh, có cuống và mọc ở thân. Trái thường ra vào mùa hè, thu.
Công dụng và ý nghĩa của cây thằn lằn
Công dụng
Có khá nhiều người thắc mắc rằng có nên trồng cây? Vậy thì Blog KLPT sẽ tổng hợp những công dụng của cây thằn lằn để bạn tham khảo:
- Cây có khả năng bám tốt nên được nhiều người chọn dùng để trang trí nhà cửa, giúp gần gũi thiên nhiên hơn.
- Giúp bờ tường mát hơn, chống thấm nước tốt
- Cây dễ tạo hình và giảm được tiếng ồn nên thường trồng tại chân cầu, tường rào kín,…
- Có tác dụng làm thuốc trong Đông y tốt từ giải độc, bổ thận, sinh lý yếu,… dùng cả lá, rễ và quả.
Ý nghĩa của cây
Với sức sống mãnh liệt cùng với khả năng bám tốt, cây có ý nghĩa bền bỉ, trung thành và luôn cố gắng trong mọi chuyện.
Cách trồng cây thằn lằn tươi tốt
Trồng cây khá dễ và nhanh chóng, chỉ cần vài bước là bạn đã sở hữu cho mình 1 cây tươi tốt rồi.
- Giống cây: Bạn có thể giâm cành cây để nhân giống hoặc mua cây ở ngoài cửa hàng cây cảnh.
- Đất trồng: Đất trồng cây nên là đất thịt, đất thịt pha, đất cát,…
- Ánh sáng: Nên chọn những nơi ánh sáng mạnh, để cây xanh và tươi tốt hơn. Bạn cũng có thể trồng cây tại nơi râm mát.
- Trồng cây: Đào một hố nhỏ, chôn cây vào, lấp đất và tưới nước lại.
- Tưới nước: Khi mới trồng, bạn cần chăm chỉ tưới cây để cây có thể phát triển tốt. Tưới 1 ngày/lần và bón thêm ít phân bón lá để cây có thể phát triển nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc và nhân giống cây thằn lằn cực dễ
Chăm sóc cây thằn lằn
Khi dây thằn lằn đã phát triển tốt, thì bạn không cần tưới nhiều nước vì cây có khả năng chịu hạn. Đến mùa mưa, cây cũng chịu được ngập úng nên bạn không cần lo nhiều về vấn đề này.
Nếu bạn muốn kích thích cây phát triển nhanh thì nên tưới cây hàng ngày. Tưới chủ yếu lên phần thân và lá của cây. Chăm chỉ bón phân NPK 30-10-10 lên lá hoặc bón gốc để kích thích cây tươi tốt và mọc nhanh.
Không nên cho cây bám vào bề mặt gỗ, nó sẽ gây hư hỏng cho đồ vật
Cây hầu như không có sâu bệnh hại nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng.
Chăm chỉ cắt tỉa lá vàng, úa, cành để cây mọc đẹp hơn và không bị quá lộn xộn.
Nhân giống cây thằn lằn
Cây chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Bạn nên chọn những cành bánh tẻ và có chồi xanh tốt.
Cắt một đoạn khoảng 20 – 30cm, cắm vào chậu đất và tưới nước vừa đủ ẩm. Đặt chậu nơi mát mẻ, có đủ ánh sáng và chăm tưới cây. Khi cành ra nhiều rễ và mọc chồi thì bạn có thể mang đi trồng.
Trong giai đoạn giâm cành và mới trồng thì bạn nên cung cấp đủ nước cho cây phát triển tốt.
Với mọi thông tin và cách chăm sóc cây dễ dàng mà Blog Cây Cảnh KLPT đã giới thiệu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loài cây này. Mong bạn có được cho mình một cây thằn lằn tươi tốt và không gian xanh đẹp nhé!
Xem thêm: Cây thài lài tía và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời
The post Cây thằn lằn – nguồn gốc và cách chăm sóc appeared first on Blog cây cảnh KLPT.org - Diễn đàn cây cảnh Việt Nam.
source https://klpt.org/cay-than-lan-nguon-goc-va-cach-cham-soc/
Nhận xét
Đăng nhận xét