Cây thằn lằn đá và công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Cây thằn lằn đá vài năm trước được nhiều con buôn Trung Quốc tìm mua với giá cao vì đây là vị thuốc cực kỳ quý hiếm. Đặc biệt, loài cây này còn nằm trong sách đỏ của Việt Nam vào 20 năm trước. Blog Cây Cảnh KLPT sẽ đưa ra những tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây để bạn tham khảo khi cần nhé!
Giới thiệu về cây thằn lằn đá
- Tên thường gọi: Cây thằn lằn đá, cây tắc kè đá, có tạng tó, co ìn tó, cây tổ phượng, cốt toái bổ,…
- Tên khoa học: Drynaria bonii Christ
- Họ thực vật: Họ Ráng (Polypodiaceae)
Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á, đặc biệt là rừng ở Việt Nam. Cây có mặt từ thời khủng long, cho thấy sức sống mãnh liệt. Thằn lá đá sống bám trên thân cây gỗ hoặc đá. Thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vảy màu vàng mọc bò dài nhìn như con thằn lằn hay tắc kè mọc trên đá.
Lá cây có 2 loại gồm lá hứng mùn hình trái xoan, rộng 10cm, gần như nguyên ôm lấy thân, thường khô và có màu nâu; lá thường có phiến màu xanh, dài 25-45m xẻ thùy sâu thành 3-7 cặp thùy lông chim, trục lá có cánh, cuống lá dài 10-20cm.
Bộ phận dùng: Phần thân rễ
Phân bố và thu hái: Cây thằn lằn đá thường có mặt tại các vùng núi cao ở Việt Nam. Cây thu hái hàng năm, nhiều nhất là tháng 8 – 9.
Chế biến: Cây mang về rửa sạch cát, thái lát và phơi khô để dùng dần
Tác dụng của cây thằn lằn đá
Tính vị: Vị hơi đắng, tính ấm
Những tác dụng của cây thằn lằn đá trong y học
- Chữa ù tai, đau lưng, thận hư, đau răng hiệu quả
- Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt, hành huyết phá ứ.
- Dùng làm thuốc sát trùng, giảm đau
- Chữa bong gân, sái khớp, ù tai
- Trị chai chân
Đối tượng sử dụng được cây thằn lằn đá
- Bệnh nhân mắc chứng thận hư
- Người bị suy yếu chức năng thận
- Chảy máu chân răng, hôi miệng do suy giảm chức năng thận
- Bị sưng đau do chấn thương,…
Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được.
Cách dùng và những bài thuốc của cây thằn lằn đá
Cách dùng cây
Mỗi ngày dùng 6 – 12g, dùng ngoài da và không kể liều lượng. Dùng sắc thuốc hoặc ngâm rượu đều tốt.
Bài thuốc của cây thằn lằn đá
Trị gân cốt tổn thương, chảy máu và dùng khi bị thương
Thằn lằn đá 15g, lá sen 10g, sinh địa 10g, trắc bá tươi 10g. Sắc uống.
Chữa ù tai, đau lưng, thận hư, đau răng
Tán bột thằn lằn đá 4 – 6g, dạ dày lợn 1 cái. Cho thằn lằn đá vào dạ dày lợn, nướng chín và ăn. Mỗi ngày 1 cái.
Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu
Thằn lằn 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, củ mài 20g, rễ cỏ xước 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống
Trị chai chân
Dùng 9g thằn lằn đá giã nát, ngâm vào 100ml cồn 95%. Sau 3 ngày thì đem chà xát vùng chai. Hiệu quả rõ rệt đấy!
Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt
Dùng thằn lằn đá, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh mỗi vị 12g, bạch chỉ 8g cam thảo 4g. Sau đó sắc uống trong ngày
Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư
Sơn dược, Sơn thù du, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Tế tân 2g, Thằn lằn đá 16g. Sắc uống trong ngày
Chữa tụ máu, bong gân
Thằn lằn đá tươi, bỏ hết lớp lông và lá khô, rửa sạch và giã nhỏ. Cho một ít nước vào, gói vào lá, nướng sơ và đắp lên các vết đau. Mỗi ngày thay thuốc bó nhiều lần. Không dùng cho xương hở. Có hiệu quả sau 3 – 7 ngày.
Ăn hàng ngày
Giới nhà giàu Trung Quốc, dùng thằn lằn đá tươi như món ăn hàng ngày để bổ sung sức khỏe. Thái lát mỏng hầm với xương lợn, gà, bò,…
Với những thông tin thú vị về cây thằn lằn đá mà Blog KLPT đã tổng hợp. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức cũng như những bài thuốc hay về cây thằn lằn đá nhé!
The post Cây thằn lằn đá và công dụng chữa bệnh tuyệt vời appeared first on Blog cây cảnh KLPT.org - Diễn đàn cây cảnh Việt Nam.
source https://klpt.org/cay-than-lan-da-va-cong-dung-chua-benh-tuyet-voi/
Nhận xét
Đăng nhận xét